It Is Necessary To Have An Overall Policy For Sustainable Energy Development In Vietnam

News
It Is Necessary To Have An Overall Policy For Sustainable Energy Development In Vietnam

Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng bền vững đang là thách thức đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Cần có giải pháp tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững là ý kiến chung của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp tại Hội thảo “Cơ chế chính sách, giải pháp phát triển năng lượng Việt Nam bền vững” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức vào sáng ngày 17/6, tại Hà Nội.

Trong những năm qua, Nhà nước khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời với giá mua điện rất hấp dẫn (điện mặt trời 9,35 US cent/kWh; điện gió 8,8 US cent/kWh). Với cơ chế này, trong thời gian ngắn các nhà đầu tư ồ ạt xây dựng các dự án điện gió, điện mặt trời và điện mặt trời áp mái, bổ sung thêm công suất cho hệ thống điện Việt Nam. Hiện tỷ lệ điện gió và điện mặt trời chiếm khoảng 27% tổng công suất hệ thống.

Hội thảo đã làm rõ các vấn đề còn tồn tại của Quy hoạch điện VII mở rộng như: Lý do tại sao tiến độ của nhiều dự án trong Quy hoạch điện VII mở rộng bị kéo dài, trong đó có nhiều dự án chậm tới hàng chục năm như Dự án nhiệt điện Thái Bình 2; chuỗi dự án điện khí lớn nhất là Lô B-Ô Môn và Cá Voi Xanh - Quảng Nam, Quảng Ngãi… Để từ đó, rút kinh nghiệm để triển khai Quy hoạch điện VIII. Hội thảo cũng đã phân tích những cơ chế chính sách, thách thức về vốn đầu tư, sự chỉ đạo từ trên xuống dưới; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các dự án sau này.

Nói về vấn đề trên, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng: “Có 3 yếu tố quyết định của một dự án: Yếu tố vốn là hàng đầu, hai là cơ chế chính sách, ba là sự chỉ đạo, lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương, tới các nhà đầu tư, nhà thầu”.

“cần có các cơ chế hiệu quả tiếp nối để tiếp tục huy động vốn khai thác tiềm năng, thế mạnh về năng lượng tái tạo của Việt Nam, phù hợp với định hướng giảm phát thải khí nhà kính”, ông Trần Viết Ngãi chia sẻ.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Tại dự thảo Đề án Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương trình Chính phủ vào tháng 4/2022 đã được Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII thông qua đã đáp ứng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 55/NQ-TW và cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26.

Theo đó Viện Năng lượng đã đề xuất kịch bản chuyển đổi năng lượng với tổng quy mô công suất nguồn điện năm 2030 là 145.185 MW và năm 2045 là 413.054 MW. Trong đó các nguồn nhiệt điện than sẽ chuyển dần sang dùng biomass và amoniac, các nguồn nhiệt điện khí LNG sẽ chuyển dần sang dùng hydrogen. Loại bỏ 6 dự án nhiệt điện than chưa triển khai với tổng công suất 8.800 MW; cân đối 10 dự án nhiệt điện than và LNG đang chuẩn bị đầu tư với tổng công suất 10.842 MW.

Trước kinh nghiệm của một số dự án trong Quy hoạch điện VII mở rộng bị chậm và các dự án chuẩn bị đầu tư theo dự thảo Quy hoạch điện VIII cũng như tỷ lệ nguồn điện gió và điện mặt trời chiếm khoảng 27% tổng công suất toàn hệ thống, ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam cho rằng: “Vừa đảm bảo phát thải ròng bằng không, vừa phải giữ được mức tăng trưởng kinh tế là một thách thức lớn”.

Ông Huân cũng chỉ ra 02 trở ngại lớn đó là xử lý thế nào để phát triển khi nguồn năng lượng tái tạo không ổn định? Nếu dùng giải pháp là bộ trữ điện thì giá thành như thế nào trong khi Việt Nam chưa thể sản xuất, nội địa hóa được? xử lý rác thải sau khi hết khấu hao sử dụng? Vì tất cả điều này sẽ tác động lên giá thành sản xuất điện và giá điện phải làm sao phải phù hợp với điều kiện chi trả của người dân cũng như đảm bảo để cho nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh đó các nhà máy nhiệt điện than chuyển đổi thì người lao động sẽ chuyển đi đâu, làm gì, trong khi lượng amoniac mới chỉ đáp ứng được cho 20% nhu cầu của các nhà máy khi chuyển đổi và lộ trình chuyển đổi như thế nào?

“Chúng ta phải có chiến lược tổng thể để ngành năng lượng Việt Nam phát triển bền vững. Các chuyên gia cần đưa ra được mô hình phù hợp để giảm phát thải vẫn đảm bảo cho phát triển kinh tế. Chúng ta có nhiều ngành có thể giảm phát thải chứ không riêng ngành năng lượng. Chúng ta phát điện nền hay mua bộ dự trữ? Nguồn thủy điện đã khai thác tới hạn, nếu chúng ta giảm điện than … thì lấy nguồn điện gì để thay thế?”, ông Huấn phát biểu.

Các chuyên gia, đại biểu cho rằng cần có chính sách tổng thể để năng lượng Việt Nam phát triển bền vững

Phát biểu ý kiến, PGS.TS Nguyễn Minh Duệ cho rằng, thực tế cho thấy ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng đều cần nguồn vốn rất lớn đảm bảo cho sự phát triển an ninh năng lượng và tính bền vững của năng lượng Việt Nam. Theo Quy hoạch điện VII mở rộng, giai đoạn 2016-2020 chúng ta cần vốn đầu tư 7,9 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021-2030 là 10,8 tỷ đô/năm, theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, từ 2021-2030 là 12,8 tỷ USD/năm. Lượng vốn đó là rất lớn...”

Còn theo ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam: “Hiện nay chúng ta có khoảng 21.000 MW năng lượng lượng tái tạo, như vậy chúng ta đã có 27% tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện khi các nước trong ASEAN đặt mục tiêu đạt khoảng 20%”.

“Tuy nhiên thực tế trong tháng 4 và 5 vừa qua cho thấy, với khoảng 4.000 MW điện gió nhưng nguồn không ổn định khi công suất phát điện thường xuyên biến động lớn hàng ngày nhiều lúc chỉ đạt trên 300MW, còn hầu không có gió”, ông Tài Anh chia sẻ.

Ông Tài Anh cũng cho rằng, Quy hoạch điện VIII đang xây dựng, đã đặt ra phương án các nguồn để làm sao chi phí điện hợp lý để người dân có thể chấp nhận được…

Còn ông Lý Anh Dũng, Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: “Chính sách an ninh năng lượng quan trọng với tất cả các quốc gia, tuy nhiên để đạt mục tiêu giảm phát thải bằng không vào năm 2050 thì phải có sự tham gia của các ngành kinh tế chứ không riêng gì ngành điện. Chúng ta phải làm rõ mức phát thải của các ngành kinh tế và huy động các ngành, nguồn lực tham gia vào giảm phát thải. Và tỷ lệ giảm phát thải bao nhiêu của các ngành như: Giao thông, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp… chúng ta phải làm rõ ”.

Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội chia sẻ: “Hội thảo ngày hôm nay tôi thấy các tham luận rất có ý nghĩa nhưng có một số vấn đề nổi lên cần phải trao đổi rõ. Thế giới đang thay đổi và chúng ta cần thay đổi chính sách để đáp ứng. Hiện Dự thảo Luật Dầu khí đang được trình Quốc hội xem xét, cùng với đó là kế hoạch sửa đổi Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… tất cả những vấn đề này nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động, thay đổi. Điển hình như Luật Điện lực, Điều 4 đã được sửa đổi nhằm huy động các nguồn lực ngoài nhà nước trong đầu tư phát triển lưới điện...”.

Hội thảo đã phân tích những vấn đề thiết thực cụ thể qua thực tiễn về phát triển năng lượng Việt Nam gồm điện khí, các dự án năng lượng khác như than, sinh khối, điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi.

Related news

Bringing The Vi-3 Ben Tre Wind Power Plant Project Into Operation

Bringing The Vi-3 Ben Tre Wind Power Plant Project Into Operation

Qua hơn một năm triển khai xây dựng, đến nay, Dự án Nhà máy điện gió VI-3 Bến Tre (thuộc Công ty CP Năng lượng tái tạo Bến Tre) đã hoàn thành và chính...

 

2023-03-12

Renewable Energy: Need To Perfect Policies For Sustainable Development

Renewable Energy: Need To Perfect Policies For Sustainable Development

Năng lượng tái tạo của Việt Nam đang cần những chính sách cụ thể hơn để phát triển bền vững....

 

2023-03-12

It Is Necessary To Have An Overall Policy For Sustainable Energy Development In Vietnam

It Is Necessary To Have An Overall Policy For Sustainable Energy Development In Vietnam

Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng bền vững đang là thách thức đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay....

 

2023-03-12

Soc Trang: Inaugurated 2 Wind Power Plants In Vinh Chau Town

Soc Trang: Inaugurated 2 Wind Power Plants In Vinh Chau Town

Nhà máy điện gió đi vào hoạt động đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho ngườ...

 

2023-03-12

Powering On Operation Of Long Son 110Kv Station In Ba Ria - Vung Tau Province Before The Lunar New Year 2022

Powering On Operation Of Long Son 110Kv Station In Ba Ria - Vung Tau Province Before The Lunar New Year 2022

Đến nay, dự án Trạm 110 kV Long Sơn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoàn thành 80% tổng khối lượng, những hạng mục còn lại Tổng công ty Điện lực miền Nam (E...

 

2023-03-12

Evnhcmc Strengthens Power Supply For Intel Products Vietnam Factory

Evnhcmc Strengthens Power Supply For Intel Products Vietnam Factory

Công trình được đầu tư xây dựng nhằm tăng cường năng lực cho trạm biến áp 110kV Intel, phục vụ cung cấp điện cho nhà máy của Intel Products Việt Nam t...

 

2023-03-12